top of page

Công nghệ sinh học - Khuynh hướng phát triển của thời đại

Công nghệ sinh học là gì?

Đây là một trong những ngành học hấp dẫn với sự kết hợp giữa lĩnh vực Kỹ thuật - Công nghệ. Hiện nay số lượng học sinh đăng ký vào ngành công nghệ sinh học có tỷ lệ khá cao nhưng rất nhiều bạn vẫn chưa hình dung được ngành học này có xu hướng phát triển như thế nào, có trở thành một ngành nghề thu hút hay không, cơ hội việc làm của ngành ra sao? Các bạn hãy cùng tìm hiểu thêm về ngành công nghệ sinh học qua bài viết sau để lựa chọn được hướng đi phù hợp với mình nhất.


Vì sao công nghệ sinh học trở thành mũi nhọn phát triển

Công nghệ sinh học là một ngành khoa học và công nghệ vận dụng các quy luật và đặc tính của sinh vật kết hợp với sự hỗ trợ từ các thiết bị khoa học kĩ thuật để tạo ra những sản phẩm, sản xuất ở quy mô công nghiệp, phục vụ lợi ích của con người, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Rất nhiều thành quả đã được tạo ra từ quá trình nghiên cứu công nghệ sinh học như thực phẩm giàu dinh dưỡng, giống vật nuôi - cây trồng mới, thuốc, vaccine, …

Công nghệ sinh học được phân chia thành 3 cấp độ:

  • ­Công nghệ sinh học truyền thống: các hoạt động chế biến thực phẩm như ủ phân, diệt khuẩn và ức chế vi sinh vật có hại,...

  • Công nghệ sinh học cận đại: những sản phẩm từ công nghệ lên men, công nghệ vi sinh vật phục vụ cho các hoạt động sản xuất ở quy mô công nghiệp.

  • Công nghệ sinh học hiện đại: sử dụng những phương pháp kỹ thuật thay đổi, sửa chữa, tổ hợp hoặc cải tạo vật chất di truyền ở mức độ phân tử để tạo ra những sinh vật mới hoặc “cưỡng chế” những sinh vật này tạo ra protein hoặc các sản phẩm mà vốn dĩ ban đầu những sinh vật này không tạo ra được.

Hiện nay, những yêu cầu về đời sống ngày càng tăng cao, đòi hỏi hoạt động sản xuất công nghiệp cần được phát triển một cách hoàn thiện hơn, đáp ứng được những vấn đề về môi trường, thực phẩm, nông nghiệp,... Nước ta cũng định vị ngành công nghệ sinh học như một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, góp phần đóng góp liên ngành trong quá trình phát triển đất nước.


Trước tình hình này, ngành công nghiệp sinh học dần dần trở thành một trong những ngành nghề mũi nhọn trong thời đại công nghệ cao hiện nay. Những công việc vận hành, bảo trì các thiết bị nghiên cứu hiện đại, nghiên cứu phát triển sản phẩm sinh học, điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm tại các nhà máy đều phụ thuộc rất lớn vào vai trò của những chuyên gia thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học này.

Công nghệ sinh học là một trong các ngành mũi nhọn của nền công nghiệp 4.0


Cơ hội việc làm của ngành công nghệ sinh học như thế nào?

Mặc dù công nghệ sinh học là một trong những lĩnh vực được Nhà nước quan tâm đào tạo nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển nhưng hiện nay lực lượng đội ngũ trình độ cao hoàn toàn không đáp ứng đủ số lượng cho những trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu và rất nhiều cơ sở triển khai ứng dụng công nghệ sinh học. Đây chính là cơ hội tốt cho các cử nhân/kỹ sư ngành Công nghệ sinh học có thể lựa chọn được việc làm có mức lương và chế độ ưu đãi hấp dẫn.


Sinh viên ngành công nghệ sinh học có thể lựa chọn cho mình những công việc như: chuyên viên nghiên cứu - chuyên viên phân tích tại các phòng/viện/trung tâm nghiên cứu, bệnh viện; kỹ sư điều hành sản xuất; chuyên viên kiểm nghiệm, đảm bảo chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp. Nếu bạn là những người có đam mê với việc giảng dạy thì bạn hoàn toàn có thể học tiếp lên cao học và trở thành giảng viên tại các trường đại học.


Hiện nay, những nước phát triển đang có xu hướng tiếp cận, đầu tư và xây dựng chi nhánh doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong tương lai, nhiều phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm được của các tập đoàn nước ngoài với trang thiết bị hiện đại sẽ được đặt tại Việt Nam. Điều này mang đến rất nhiều cơ hội việc làm cho những cử nhân/kỹ sư công nghệ sinh học, để được tiếp cận những phương pháp, kiến thức mới và công nghệ kỹ thuật tiên tiến.

Cựu sinh viên ngành CNSH của NTTU khởi nghiệp thành công với doanh nghiệp kinh doanh các giống lan nuôi cấy mô


Ngành công nghệ sinh học Đại học Nguyễn Tất Thành

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành triển khai đào tạo ngành Công nghệ sinh học đã được 10 năm, hiện tại, ngành Công nghệ sinh học trực thuộc Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT – một Viện với tiềm năng và thành tựu nghiên cứu khoa học lớn nhất của Trường. Trong 10 năm qua, các giảng viên của Ngành đã đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học cả trong và ngoài nước với 8 đề tài cấp Nhà nước, 9 đề tài cấp Bộ/Tỉnh/Sở, hơn 90 đề tài cấp Trường. Bên cạnh đó, giảng viên của Ngành đã công bố trên 200 bài báo, trong số đó, gần 100 bài trên các tạp chí quốc tế có uy tín thuộc danh mục ISI/SCOPUS.


Các sinh viên của Ngành sẽ được đào tạo kiến thức cơ sở, nền tảng về hóa sinh học, kỹ thuật công nghệ và phụ thuộc vào từng chuyên ngành mà sẽ được đào tạo thêm những kiến thức chuyên sâu cụ thể. Sinh viên vừa được học lý thuyết vừa được tham gia nghiên cứu thực tế. Đặc biệt hơn là các bạn sinh viên từ năm 2 đã được tạo điều kiện cho tham gia những đề tài nghiên cứu khoa học cùng các anh chị khóa trên, dưới sự hướng dẫn của giảng viên Ngành.

Dự án Ứng dụng vi tảo làm thức ăn cho tôm của nhóm sinh viên ngành CNSH đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp của NTTU 2020


Các chuyên ngành của ngành Công nghệ sinh học

Ngành công nghệ sinh học của NTTU được chia thành 3 chuyên ngành bao gồm: Công nghệ sinh học Động vật & Y dược; Công nghệ sinh học Nông nghiệp và Quản trị Công nghệ sinh học. Đây là 3 chuyên ngành có tính ứng dụng cao nhất hiện nay.


Đối với chuyên ngành Công nghệ sinh học Động vật & Y dược, kiến thức có thể được ứng dụng cho các vị trí công việc kỹ thuật viên, nghiên cứu viên thiên về lĩnh vực dược, động vật.


Chuyên ngành Công nghệ sinh học Nông nghiệp dành cho các bạn sinh viên muốn trở thành chuyên viên kiểm định, nghiên cứu viên, chuyên viên sản xuất, quản lý, vận hành thiên về lĩnh vực nông nghiệp.


Chuyên ngành Quản trị Công nghệ sinh học dành cho các bạn sinh viên có mong muốn hiểu biết thêm lĩnh vực quản lý sản xuất, giải quyết các vấn đề về kinh doanh sản phẩm Công nghệ sinh học trong thực tiễn.


Trên đây là sơ bộ về những vị trí công việc, hướng phát triển mà sinh viên ngành công nghệ sinh học có thể lựa chọn. Hơn nữa, tại Đại học Nguyễn Tất Thành, sinh viên sẽ được đào tạo đầy đủ về cả kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình; và đào tạo thêm ngoại ngữ. Các kỹ năng này sẽ hỗ trợ các bạn sinh viên nhiều trong tìm việc làm và quá trình phát triển bản thân trong công việc, giúp các bạn tự tin thể hiện bản thân.

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
Khối đào tạo Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT - Đại học Nguyễn Tất Thành
Ngành Công nghệ sinh học - Thú y - Khoa học y sinh - Thẩm mỹ 

- Cơ sở đào tạo: 1165 Quốc lộ 1A (cơ sở L2), phường An Phú Đông, Quận 12, TPHCM
- Cơ sở nghiên cứu: Tòa nhà N1 - Trung tâm Phát triển Công nghệ cao ĐH Nguyễn Tất Thành, Lô E31, Khu Công nghệ cao, phường Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức, TPHCM
- Tel: 1900 2039 - Máy lẻ: 502
- E-mail: bio.depart@ntt.edu.vn (CNSH), vetmed@ntt.edu.vn (Thú y), biomed@ntt.edu.vn (Khoa học y sinh)
bottom of page